Vai trò của luật sư trong giai đoạn xét xử?

 Công việc quan trọng nhất của luật sư ở giai đoạn này là chuẩn bị luận chứng bào chữa tại phiên Toà. Luật sư phải đọc bản luận cứ để xem có cần phải bổ sung sửa chữa gì không. Khi trình bày, để luật sư có thể dễ dàng tìm ra tài liệu cần viện dẫn thì cần xác định những điểm quan trọng trong tài liệu hoặc lời khai của một người tham gia tố tụng nào đó bằng những thao tác nghiệp vụ của bản thân luật sư.

Luật sư cần chuẩn bị các tài liệu phục vụ cho việc bào chữa, thường thì luật sư mang theo BLHS, BLTTHS. Tuỳ thuộc vào việc bào chữa cho bị cáo về tội gì mà luật sư phải mang theo các tài liệu cần thiết như Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, Thông tư liên ngành của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án nhân dân tối cao, Bộ công an, Bộ tư pháp, Công văn của Toà án nhân dân tối cao về những vấn đề liên quan đến việc bảo vệ… Luật sư cần nghiên cứu kỹ các tài liệu này trước khi tham gia phiên Toà sơ thẩm.

Luật sư cũng cần chuẩn bị các tài liệu về nhân thân, hoàn cảnh gia đình bị cáo như các giấy tờ chứng nhận thành tích công tác, học tập, sản xuất và chiến đấu; các giấy tờ chứng nhận bị cáo thuộc diện chính sách ưu tiên, gia đình có công với cách mạng; các giấy tờ chứng nhận về sức khoẻ… Quan trọng là luật sư cần chuẩn bị để biết xuất trình cho Hội đỗng xét xử và sử dụng khi bào chữa cho thật hiệu quả.

Luật sư phải định hình các sự kiến và kế hoạch xét hỏi. Việc xây dựng kế hoạch xét hỏi giúp luật sư hỏi có trọng tâm, xác định được những vấn đề cần làm rõ, không bỏ sót, không có những câu hỏi thừa hoặc vô nghĩa, không bị lúng túng trước câu trả lời của người bị hỏi. Tuỳ vào nội dung vụ án, các tình tiết được thể hiện trong hồ sơ, luật sư dự kiến những vấn đề cần xét hỏi, trình tự cần xét hỏi, dự kiến cách đặt câu hỏi. Nhất thiết những câu hỏi phải làm sáng rõ nội dung vụ án sao cho có lợi cho người mình bảo vệ. Câu hỏi phải rõ ràng, chính xác, không được làm cho người bị hỏi hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Luật sư không được đặt câu hỏi quá không cụ thể, dài dòng…vì hỏi như thế làm cho người bị hỏi không biết phải trả lời như thế nào và trả lời lệch ý của luật sư. Nếu muốn yêu cầu người bị hỏi giải thích một số điểm trong lời khai đã khai tại cơ quan điều tra của họ, luật sư phải chuẩn bị trước lời khai này.

 

------------------------------------------------------------

Liên hệ ngay cho chúng tôi để được luật sư tư vấn miễn phí:

DỊCH VỤ TƯ VẤN LUẬT TẠI ĐỒNG NAI
Trụ Sở: 214 Nguyễn Huệ, Kp3, TT.Tràng Bom, H.Trảng Bom, Đồng Nai
Chi Nhánh : 155 Bình Giã, Phường 8, Tp.Vũng Tàu
Giám đốc: Luật sư Phạm Quốc Vượng
Điện thoại: 0901.548.385
Emai: nqp25102016@gmail.com
Website: https://luatsuphamquocvuong.com/

2024 Copyright © Công Ty Luật TNHH MTV Giang Nam 3V . All rights reserved. Design by i-web.vn